CHIẾN LƯỢCXÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TRÀO GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

29/03/2023 14:22 324 lượt xem

UBND HUYỆN VỊ XUYÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TRÀO

 

 

Số: 06./KH-TrTHTT

                                 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Phú  Linh, ngày 03 tháng 09 năm 2021

CHIẾN LƯỢC

XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TRÀO

GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

 

 

MỞ ĐẦU

  1. Giới thiệu chung về nhà trường.

Phú Linh là xã vùng II, nằm ở phía đông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện lỵ 25 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã có 4.823 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Xã Phú Linh được phân chia thành 19 thôn, trong đó có 9 thôn thuộc địa bàn trường phụ trách. Dân số có hơn 1.000 hộ có 6.000 nhân khẩu, dân tộc sống chủ yếu ở đây là: Tày, Mông, Dao, Hán, Hoa, Ngạn, Giấy, Pố Y, Pà Thẻn, Thái và Kinh, trong đó dân tộc Tày, Giấy chiếm đa số  89,6%, nền kinh tế chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Toàn xã có 19 thôn bản, trong đó có 9 thôn bản có học sinh học ở trường Tiểu học Tân Trào với tổng diện tích khoảng 2.823 ha, gồm có các thôn sau: Noong I, Noong II, Mường Bắc, Mường Nam, Mường Trung, Nà Cáy, Nà Trừ, Nà Cọn, Lang Lầu. Phía Đông Giáp với xã Kim Thạch, phía Nam giáp xã Ngọc Minh, phía Tây giáp xã Đạo Đức, phía Bắc giáp thành phố Hà Giang; Đường giao thông thuận tiện để học sinh tới trường học tập.

Trình độ dân trí phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân được đảng và chính quyền quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo thấp, phụ huynh quan tâm đến việc học của con em, có tinh thần phối hợp tốt trong việc cùng nhà trường giáo dục con em ở nhà, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường hằng năm.

2. Sự cần thiết phải lập quy hoạch điều chỉnh.

Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XXIV, Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã Phú Linh lần thứ VIIvà Nghị quyết đại hội chi bộ lần thứ V đến năm 2025, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng cao dân trí và xây dựng lực lượng lao động có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của huyện trong thời gian tới. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển trường tiểu học Tân Tràođến năm 2025 là yêu cầu cấp thiết chuẩn bị cho những chuyển biến tích cực hơn của nền giáo dục huyện trong thời kỳ mới.

3. Mục tiêu và yêu cầu

3.1. Mục tiêu:

Xây dựngchiến lược phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo Trường tiểu học Tân Tràođến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm phù hợp với bối cảnh phát triển KT -XH của xã và của huyện Vị Xuyên; đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn mới.

3.2 Yêu cầu:

Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo Trường tiểu học Tân Trào đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo phải có đủ cơ sở pháp lý, đánh giá khách quan những điều kiện và thực trạng phát triển trong giai đoạn 2015-2020, những biến đổi trong thời gian tới; phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực và tranh thủ cơ hội thuận lợi do môi trường phát triển bên ngoài mang lại đối với sự phát triển của Nhàtrường.

Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, thu hẹp khoảng cách giáo dục và đào tạo giữa các vùng, miền trong huyện, tỉnh, nhằm nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với các điều kiện phát triển KT-XH của huyện; khả năng đáp ứng nguồn lực và tính khả thi của các giải pháp thực hiện chiến lược.

4. Căn cứ pháp lý của quy hoạch giáo dục.

Căn cứ Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Hà Gian lần thứ XVII.

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Vị Xuyên làn thứ XXIV.

Căn cứ vào Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10 tháng 5 năm 2021. Nghị quyết của ban chấp hành đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025.

Căn cứ vào Nghị quyết số 10-NQ/HU, ngày 28 tháng 01 năm 2021. Nghị quyết của ban chấp hành đảng bộ huyện khóa XXIV về phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Vị Xuyên, giai đoạn 2021-2025.

Căn cứ vào kế hoạch số 139/KH-UBND, ngày 12 tháng 5 năm 2021, kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2021-2025.

4. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu.

- Đánh giá kết quả thực hiện của nhà trường về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015-2020; trong đó tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu, các nội dung thực hiện về giáo dục, đào tạo và giải pháp thực hiện; xác định các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân;

-Xây dựng mục tiêu tổng quát phát triển của trường đến 2025, các mục tiêu cụ thể phát triển của nhà trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

-Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỦA NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015-2020

1. Kết quả thực hiện:

*Giáo dục tiểu học:

- Số học sinh đã được huy động ra lớp trong giai đoạn 2015 -2020 cụ thể là:

- Năm học 2015 - 2016: 199 học sinh/10 lớp.

- Năm học 2016 - 2017: 113 học sinh/10 lớp

- Năm học 2017 - 2018: 216 học sinh/10 lớp

- Năm học 2018 - 2019: 250 học sinh/10 lớp

- Năm học 2019 - 2020: 259 học sinh/10 lớp

- Năm học 2020 - 2021: 263 học sinh/10 lớp.

Tỷ lệ nhập học: Về dân số độ tuổi 6 tuổi giai đoạn 2015-2020 là 305 em; độ tuổi từ 6-10 tuổi giai đoạn 2015-2020 là 1400 em;

Tỷ lệ học sinh khuyết tật nhập học trong giai đoạn 2020 -2025 là 3/3 em đạt 100%

Tỷ lệ học sinh 6 tuổi nhập học trong giai đoạn 2015-2020 là : 305/305 em = 100%;

Tỷ lệ học sinh 6- 10 tuổi nhập học trong giai đoạn 2015–2020: 1400/1400 em = 100%;

Tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển cấp như sau:

- Năm học 2015-2016 học sinh chuyển lớp 199/199 = 100%

- Năm học 2016-2017 học sinh chuyển lớp 213/213 = 100%

- Năm học 2017- 2018 học sinh chuyển lớp 216/216 = 100%

- Năm học 2018-2019 học sinh chuyển lớp 250/250 = 100%

- Năm học 2019-2020 học sinh chuyển lớp 254/259 = 98,1%

- Năm học 2020-2021 học sinh chuyển lớp 260/263 = 98,9%

- Số lượng, chất lượng giáo viên: 15 giáo viên/ 10 lớp đạt tỷ lệ 1,5 giáo viên/ lớp.

- Giáo viên tiểu học đạt chuẩn đào tạo là 15/15 = 100%

- Tình hình thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học hàng năm đạt phổ cập XMC và đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT.

2. Thực trạng các điều kiện cơ bản đảm bảo phát triểnGDĐT

2.1. Chủ trương, chính sách phát triển giáo dục-đào tạo

 Chủ trương, chính sách quan trọng và chỉ đạo của huyện về việc thực hiện đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục và đào tạo: Phát triển các cơ sở giáo dục, hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường, lớp học; Đổi mới phương pháp dạy-học và đánh giá kết quả học tập các cấp học phổ thông; Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; Chính sách phát triển đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên giáo dục

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo

- Tổng số: 17đồng chí; Trong đó: Biên chế: 17/17đ/c, hợp đồng: 0 đ/c.

+ Ban giám hiệu:02 đồng chí (Nữ: 02đồng chí; Đảng viên: 02 đ/c; Trình độ chuyên môn: ĐHTH = 2 đồng chí)

+ Trình độ quản lý: Quản lý giáo dục: 02 đ/c

+ Trình độ chính trị: Trung cấp chính trị: 02 đ/c; 

- Giáo viên: 15 đ/c; Nữ: 14 đ/c; Đảng viên là giáo viên: 12 đ/c; Trình độ chuyên môn của giáo viên: Đại học: 13 đ/c; Trình độ chính trị: Sơ cấp chính trị: 14 đ/c,        

          Giáo viên giỏi các cấp:  Cấp huyện: 04 đ/c; Cấp trường: 11 đ/c.                            

- Nhân viên: 0 đ/c;

- Độ tuổi của cán bộ, giáo viên.

          Từ 50 tuổi trở lên: 02 đ/c.

          Từ 30 tuổi đến dưới 49 tuổi: 15 đ/c.

          Dưới 30 tuổi: 0 đ/c.

2.3. Thực trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giáo dục - đào tạo

- Mạng lưới trường lớp, tổng số: 10 lớp = 269 HS. Trong đó:

+ Khối1: 02 lớp =63 HS;

+ Khối 2: 02 lớp = 44 HS;

+ Khối 3: 02 lớp = 50HS; 

+ Khối 4: 02 lớp = 68 HS;

+ Khối 5: 02 lớp = 44 HS.

- Về phòng học văn hóa: Có 10 phòng học văn hóa (kiên cố = 10phòng)

- Về phòng học bộ môn: Ngoại ngữ = 01 phòng;

- Về phòng làm việc của BGH và các phòng chức năng:

+ Phòng Hiệu trưởng = 01 phòng;

+ Phòng Phó hiệu trưởng = 01 phòng;

+ Phòng hội đồng = 01 phòng;

+ Phòng y tế = 01 phòng;

+ Phòng thư viện + thiết bị = 02 phòng;

+ Phòng Đội +Truyền thống = 01 phòng;

 Phòng bảo vệ = 01 phòng;

* Công trình vệ sinh:

- Công trình vệ sinh cho CBGV: 01;

  • Công trình vệ sinh cho học sinh = 01;
    - Bàn ghế giáo viên: 11 bộ
    - Bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi =135 bộ;
    - Sách giáo khoa: 160 bản
    - Tài liệu hướng dẫn học tập: 100 bản
    - Sách Tham khảo: 120 bản
    - Trường có 03 máy tính xách tay kết nối mạng internet và có đủ các đồ dùng dạy học tối thiểu theo quy định của BGD&ĐT, Máy chiếu: 01 chiếc

3. Đánh giá chung tình hình phát triển của nhà trường 2015 -2020

3.1. Thành tựu & nguyên nhân của các thành tựu trong phát triển giáo dục - đào tạo

- Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Vị Xuyên; Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Phú Linh và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.

- Bộ máy tổ chức đảm bảo đúng quy định của Điều lệ trường Tiểu học.

- Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn Đại học,có năng lực điều hành tốt mọi nhiệm vụ của nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, có trách nhiệm.Trong công tác chấp hành tốt kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn, có tinh thần chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp. Đảm bảo tỉ lệ 1,4 giáo viên/lớp.

- Chất lượng giáo dục đảm bảo ổn định đạt 98,8% hoàn thành chương trình lớp học; 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học;

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học;

- Nhà trường đã quản lý và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách chi thường xuyên thuộc ngân sách Nhà nước cấp và thực hiện nghiêm túc các khoản đóng góp tự nguyện từphụ huynh.

- Trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến. Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Công đoàn vững mạnh; Liên đội xuất sắc.

3.2. Hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong phát triển giáo dục và đào tạo:

- Việc tổ chức quản lý, điều hành của Ban giám hiệu: Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên.

- Một bộ phận nhỏ giáo viên còn có tâm lý ngại đổi mới. Việc chấp hành nội quy của trường, việc tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên cònhạn chế.

- Chất lượng học sinh: Chất lượng chưa cao, một số học sinh chưa xác định được động cơ học tập, chưa tự giác học tập, hạn chế hợp tác với bạn bè .

- Đội ngũ giáo viên: Không có giáo viên dạy tin học và dạy thể dục.

- Cơ sở vật chất:Một số bàn ghế HS chưa đạt tiêu chuẩn, Bàn ghế phòng Hội đồng đã xuống cấp và thiếu 8 bộ.

- Nhiều gia đình phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tậpcủa con em mình.

4. Thời cơ và thách thức đối với GD&ĐT của trường

3.1. Thời cơ

- Năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theotoàn ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; đặc biệt là năm thứ hai  triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở, đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi bắt buộc đối với học sinh toàn quốc. Đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường và gia đình, chính quyền và xã hội.

- Đảng và nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục. Có các chủ trương đúng đắn, phù hợp với giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các cấp lãnh đạo đã ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đầy đủ, kịp thời, cụ thể.

Xã Phú Linh là xã vùng II, địa bàn xã cách trung tâm huyện 25 km, đường xá đi lại khó khăn, cuộc sống của bà con nơi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tình hình xã hội của địa phương ổn định, kinh tế từng bước phát triển, nhân dân quan tâm đến công tác giáo dục và đổi mới giáo dục, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục.Chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc đến công tác Giáo dục và cónhữngquyết sách trong việc đầu tư giáo dục.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa giáo dục để đầu tư về cơ sở vật chất.

 Công nghệ thông tin phát triển mạnh giúp cho mọi tầng lớp nhân dân nắm bắt được thông tin về giáo dục nhanh, từ đó có sự thấu hiểu và chia sẻ đối với nhà trường trong quá trình triển khai nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

3.2. Thách thức

Một bộ phận nhỏ phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về công tác giáo dục.Những điều tốt trong công tác giáo dục nhiều nhưng ít được thừa nhận; những mặt tiêu cực rất ít nhưng được dư luận xã hội quan tâm.

Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Các trường tiểu học trên địa bàn huyện cũng không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng, tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường.

5. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cơ bản của nhà trường.

5.1.Sứ mệnh

Trường phấn đấu giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện về: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản. Cuốn hút học sinh thích đi học, thích đến trường, yêu trường, yêu lớp, yêu kính thầy cô giáo, yêu quý bạn bè.

5.2. Tầm nhìn

Trường là chiếc nôi đào tạo cho các em học sinh phát triển toàn diện; Đưa nhà trường trở thành một ngôi trường có chất lượng, đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trong năm 2023 và là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương; là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em mình, nơi giáo viên và học sinh luôn năng động, sáng tạo và vươn tới thành công.

5.3. Giá trị cốt lõi.

Tình đoàn kết; tinh thần trách nhiệm; tình thương yêu; tính sáng tạo; tính trung thực; sự hợp tác

Phần thứ hai

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

  1. Quan điểm phát triển giáo dục - đào tạo

- Phát triển GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện được mục tiêu phát triển nhanh KT-XH của Huyện, xã. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định đảm bảo sự thành công. Bởi vậy, phát triển giáo dục được đặt thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân nhằm nâng cao dân trí, xây dựng lực lượng lao động có đủ trình độ, tạo lập nền tảng và động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

- Mở rộng quy mô nhà trường một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo chất lượng, bảo đảm sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp;

- Tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục.

- Mở rộng quan hệ hợp tác đa phương.

2. Mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

2.1. Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung phát triển sự nghiệp GD&ĐT của trường Tiểu học Tân Trào trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là: Xây dựng và phát triển hệ thống GD&ĐT có chất lượng, có bản sắc, đáp ứng căn bản yêu cầu phát triển KT-XH và nhu cầu học tập của các tầng lớp dân cư; giáo dục góp phần xây dựng những con người có văn hóa, nhân cách toàn diện, có kiến thức và thể lực tốt, có bản lĩnh, ý thức làm chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm công dân; Đạt mục tiêu xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2 và trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Học sinh:

- Huy động 100% trẻ trong độ tuổi đến trường. 100% trẻ đi học đúng độ tuổi

- Duy trì sĩ số hS đạt 100%.

- Không có học sinh bỏ học.

- Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8% ( theo Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện khóa XXIV; Kế hoạch số 139/KH-UBND, ngày 12 tháng 5 năm 2021 kế hoạch phát triển giáo dục – đào tạo của huyện giai đoạn 2021-2025)

- Tỷ lệ học sinh 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99,8% ( theo Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện khóa XXIV; Kế hoạch số 139/KH-UBND, ngày 12 tháng 5 năm 2021 kế hoạch phát triển giáo dục – đào tạo của huyện giai đoạn 2021-2025)

- Tỉ lệ học sinh chuyển lớp đạt 99,7( theo Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện khóa XXIV).

- Tỷ lệ học sinh được khen thưởng Học sinh Xuất sắc, học sinh Tiêu biểu, học sinh có thành tích học tập vượt trội trong học học tập vè rèn luyện phấn đấu đến năm 2025 đạt 50%

- Giảm tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn KTKN xuống dưới 2%

2.2.2. Giáo viên

a) Mục tiêu về chất lượng của đội ngũ giáoviên.

- Sốlượng,tỷlệgiáo viênđạtchuẩn trình độ đào tạo 15/15(100%) đạt chuẩn trình độ đàotạo.

- Số lượng, tỷ lệ giáo viên đạt các mức:

          + Tốt 8/15= 53,3%,

          + Khá: 7/15= 46,7%;

          + Đạt: 0

- Kết quả đánh giá viên chức hàng năm:

          hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 8/15 = 53,3%,  ;  Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 7/15 = 46,7%; Hoàn thành nhiệm vụ: 0/15(0%).

- Mục tiêu năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018:

+ 15/15 giáo viên đáp ứng tốt CTGDPT 2018 đạt 100 %

+ 8/15giáoviêncóthểhỗtrợđồngnghiệpthựchiệntriểnkhaiCTGDPT2018 đạt 53,3%

+ 8/15 giáo viên đạt 53,3% tham gia nghiên cứu viết sáng kiên nhằm triển khai hiệu quả CTGDPT 2018 cấp tiểu học.

+ 15/15 = 100% giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT (120 tiết).

+ 100% giáo viên hoàn thành các chương trình bồi dưỡng thường xuyên do cấp trên tổ chức (modun 4,5)

+ 2/15giáoviênđạt 13,3%đượccửđibồidưỡnggiáoviêncốtcánvàhoànthành chương trình bồidưỡng.

b)Mục tiêu về chất lượng của đội ngũ nhânviên.

- 100% nhân viên có trình độ chuẩn.

- Kết quả đánh giá viên chức hàng năm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 10 đc (58,8%), hoàn thành tốt nhiệm vụ: 7 đc đạt 41,2%, hoàn thành nhiệm vụ: 0đạt 0%.

c)Mục tiêu về chất lượng của đội ngũ cán bộ quảnlý.

- Sốlượng,tỷlệCBQLđạtmứctốt:2/2đ/c= 100%; mứckhá 0đ/c= 0%

(theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông cácnăm).

          - Sốlượng,tỷlệCBQLđạtchuẩn trình độ đào tạo 2/2đ/cđạt 100%chuẩn trình độ đàotạo.

- Kết quả đánh giá viên chức hàng năm: hoàn thành tốt nhiệm vụ 02/2đ/cđạt 100%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 0 đạt 0%, hoàn thành nhiệm vụ:0.

- Mục tiêu năng lực CBQL đáp ứng yêu cầu CTGDPT2018:

+ 02 CBQL đáp ứng tốt CTGDPT 2018 đạt 100 %

+ 01 CBQL hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện triển khai CTGDPT 2018 đạt .

+ 100% CBQL hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 18/2019/TT-BGDĐT (120 tiết).

+ 100% CBQL hoàn thành các chương trình bồi dưỡng thường xuyên do nhà trường tổ chức.

        d, Mục tiêu về các các hội thi đối với giáo viên.

        - 100% giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp. Trong đó:

        + Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 2/15 = 13,3%

        + Giáo viên giỏi cấp huyện: 7/15 = 46,7%

        + Giáo viên giỏi cấp trường: 15/15 = 100%

- 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được kiểm tra thường xuyên.

2.2.3. Cở sở vật chất:

- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện chương trình GDPT 2018 theo lộ trình.

     - Có đủ phòng học, phòng bộ môn, khu phục vụ học tập, khu văn phòng, các phòng chức năng khác, khu để xe, khu vệ sinh cho giáo viên và học sinh đạt theo quy định.

     - Xây dựng môi trường sư phạm “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”, có cây xanh che phủ bóng mát và hệ thống cây cảnh, vườn hoa hợp lý.

     - Thư viện thân thiện đạt chuẩn.

3. Nội dung chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến  năm 2025, định hướng đến năm 2030.

3.1.Tỷ lệ huy động, tỷ lệ học sinh khen thưởng, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, học sinh HTCTTH.

- Tỷ lệ huy động, tỷ lệ học sinh khen thưởng, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, học sinh HTCTTH đến năm 2025:

+ Huy động 100% học sinh trong độ tuổi đến trường. 100% HS đi học đúng độ tuổi

+ Duy trì sĩ số 100%.

+ Không có học sinh bỏ học.

+ Tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%

+ Tỷ lệ học sinh 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 100% ( theo Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện khóa XXIV; Kế hoạch số 139/KH-UBND, ngày 12 tháng 5 năm 2021 kế hoạch phát triển giáo dục – đào tạo của huyện giai đoạn 2021-2025).

- Tỉ lệ học sinh chuyển lớp đạt 100 (theo Nghị quyết của Ban chấp hành đảng bộ huyện khóa XXIV).

- 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học.

- Tỷ lệ học sinh được khen thưởng học sinh Xuất sắc, học sinh Tiêu biểu, học sinh có thành tích học tập vượt trội trong học học tập vè rèn luyện phấn đấu đến năm 2025 đạt 80%.

- Không có học sinh chưa đạt chuẩn KTKN.

- Duy trìtrường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2 và trườngđạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

- Duy trì phổ cập XMC, phổ cấp giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.

3.2. Phát triển đội ngũgiáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý các cấp, các ngành học: Từ năm 2021 đến năm 2025 cụ thể như sau:

-100 CBQL, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn trình độ đàotạo.

- 100% CBQL, giáo viên được đánh giá chuẩn xếp loại khá trở lên.

-100% CBQL, giáo viên, nhân viên được đánh giá xếp loại viên chức cuối năm Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

- 100%CBQL, giáo viên đáp ứng tốt CTGDPT 2018.

- 8/15giáoviêncóthểhỗtrợđồngnghiệpthựchiệntriểnkhaiCTGDPT2018 đạt 53,3%

-8/15 giáo viên đạt 53,3% tham gia nghiên cứu viết sáng kiên nhằm triển khai hiệu quả CTGDPT 2018 cấp tiểu học.

- 15/15 giáo viên đạt 100% hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT (120 tiết).

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên hoàn thành các chương trình bồi dưỡng thường xuyên do cấp trên tổ chức (modun 4,5,9)

- 2/15giáoviênđạt 13,3%đượccửđibồidưỡnggiáoviêncốtcánvàhoànthành chương trình bồidưỡng.

- 50% cán bộ quản lý là cốt cán hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện triển khai CTGDPT 2018.

        - 100% giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp. Trong đó:

        + Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 2/15 = 13,3%

        + Giáo viên giỏi cấp huyện: 7/15 = 46,7%

        + Giáo viên giỏi cấp trường: 15/15 = 100%

          - 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được kiểm tra thường xuyên

          - Số lượng đội ngũ nhân viên đủ cơ cấu theo quy định trường chuẩn quốc gia mức độ 1

          - Số lượng cán bộ quản lý đủ cơ cấu theo quy định trường chuẩn quốc gia mức độ 1

3.3. Phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật của các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Mạng lưới trường lớp:

+ Năm học 2021 – 2022 là:  269học sinh/ 10 lớp;

+ Năm học 2022 – 2023 là: 275 học sinh/10 lớp;

+ Năm học 2023 – 2024 là: 280 hs/11 lớp;

+ Năm học 2024 – 2025 là:  290/12 lớp;

+ Năm học 2025 – 2026 là: 294 hs/12 lớp.

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tất cả các điểm trường

- Đầu tư xây dựng đồng bộ kiên cố hóa phòng học, bàn ghế học sinh

- Tham mưu với các cấp có thẩm quyền làm sân thể dục thể thao sau nhà lớp học 3 tầng, xây mới phòng âm nhạc, phòng Mỹ thuật, phòng tin học, phòng chức năng, sơn lại tường bao xung quanh trường học. 

- Thay mới cột điện, công tơ, đường dây điện từ đường trục chính vào đến các phòng học và các phòng khác trong Nhà trường.

- Làm mới sân khấu.

- Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục: hệ thống kết nối mạng, ti vi, đường truyền trực tuyến,...

4. Các giải pháp thực hiện

4.1. Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng cơ cấu tổ chức nhà trường phù hợp và đúng quy định của pháp luật, của điều lệ trường Tiểu học, hoạt động có hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ được phân công.

- Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hiện có; Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên từng năm đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài của nhà trường (đến hè 2025, 100% giáo viêncó bằng đại học,và các văn bằng, chứng chỉ khác theo lộ trình nâng chuẩn).

- Kết nối Internet cho tất cả các máy tính trong trường, tổ chức cho giáo viên lên mạng tìm tài liệu; Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy.

- Hướng dẫn sử dụng Email, các phần mềm hỗ trợ khác, tăng cường chỉ đạo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm bớt hội họp và kinh phí in ấn…Các thông tin,bàiviết, tài liệu đã được đăng tải hoặc gửi qua email sẽ được coi là tài liệu chính thức; tiến tới liên hệ với phụ huynh qua điện thoại, qua email khi có điều kiện.

- Hướng dẫn sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, cài đặt ở tất cả các máy, nhằm tránh tình trạng vi phạm bản quyền và tăng độ tương thích khi sử dụng. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực: Quản lý tài sản, quản lý tài chính, quản lý chuyên môn (kể cả xếp thời khóa biểu), đề trắc nghiệm , quản lý công chức, quản lý học sinh, quản lý thư viện .

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra nội bộ chú trọng kiểm tra chuyên môn, kiên quyết chống dạy thêm, học thêm sai quy định, thực hiện tốt dân chủ hoá trường học theo QĐ 04 của BGD&ĐT; Củng cố, phát triển thi đua hai tốt; Thực hiện nghiêm túc việc sử dụng và quyết toán các loại quỹ trong nhà trường; Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đoàn thể trong nhà trường, kết hợp phòng chống các tệ nạn xã hội trong trường học. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, trong đó chú trọng phát triển và xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và Hội khuyến học, nhằm huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng để góp phần phát triển giáo dục .

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường hàng năm và tự công khai các nội dung giáo dục theo thông tư 36/2017/TT-BGDĐT

- Đổi mới cách lãnh đạo và quản lý: Phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, khuyến khích tất cả mọi người phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của mình.

- Tạo sự cởi mở trong giao tiếp.

- Tổ chức lao động của người hiệu trưởng một cách khoa học không cứng nhắc.

- Tạo sự hưng phấn cho cán bộ giáo viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Kiểm tra thường xuyên và đánh giá khách quan, công bằng, dân chủ, động viên kịp thời những cá nhân đạt thành tích xuất sắc đồng thời xử lý những sai phạm cần khắc phục.

4.2. Thực hiện việc đổi mới nội dung giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

          - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, thực hiện phương châm “Dạy ít học nhiều” tạo cơ hội cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn, tăng cường hoạt động của học sinh trong giờ lên lớp, phát huy tính tự giác tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.

          - Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với hình thức tổ chức dạy học; Mở rộng tư duy cho học sinh phát triển tư duy độc lập, động viên khích lệ sự nỗ lực học tập của học sinh; Bài giảng của GV phải phù hợp với đối tượng học sinh.

          - Tăng cường kiểm tra hồ sơ, dự giờ giáo viên thông qua đó kiểm tra đánh giá giờ giảng của giáo viên đồng thời tư vấn thúc đẩy phát triển chuyên môn GV.

- Khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Tạo môi trường để giáo viên hợp tác chia sẻ các kiến thức về chuyên môn, phương pháp sư phạm… Làm cho học sinh thấy được cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên, nhân viên và các bạn học rất gần gũi, cởi mở, vui vẻ, bình đẳng để các em thích đến trường.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá : Đánh giá đúng trình độ học sinh, kết hợp hợp lý hình thức kiểm tra tự luận với hình thức kiểm tra trắc nghiệm, thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh, tiến hành đủ số lần kiểm tra theo quy định. Đối với các môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục đánh giá cần coi trọng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của môn học, khi đánh giá không quá thiên về thành tích.

- Chú trọng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn KTKN, xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục .

          - Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo có tác dụng thiết thực đối với học sinh.

          - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thường xuyên và định kỳ nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể trên quy mô toàn trường, như: Hội khỏe Phù Đổng và các hoạt động khác như thi tìm hiểu, đố vui, thi các trò chơi dân gian, thi hóa trang, thi ý tưởng sáng tạo, thi văn nghệ, … tùy thuộc vào nhiệm vụ năm học.

          - Tất cả các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoài giờ lên lớp, đều phải lồng ghép thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua “Trường học thân thiện- học sinh tích cực” theo chỉ thị 40/2008-CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 của BGDĐT,

- Khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc.

4.3. Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

- Tổ chức học tập các chỉ thị nghị quyết của Đảng và của cấp trên, học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua các chuyên đề cụ thể hàng năm, xây dựng chương trình kế hoạch học tập cụ thể của mỗi cá nhân.

          - Rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo.

          - Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

          - Phân công cán bộ giáo viên, nhân viên phụ trách từng phần việc cụ thể phù hợp với năng lực sở trường.

          - Phân công giáo viên có năng lực giúp đỡ những giáo viên có năng lực chuyên môn còn hạn chế.

          - Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đi sâu, bàn bạc các nội dung chuyên môn: Kiến thức khó, sử dụng thiết bị, giáo án, bài thực hành; Đẩy mạnh phong trào dự thi giáo viêndạygiỏi các cấp, xem đây là một trong những tiêu chí phần đấu của các tổ chuyên môn.

4.4. Tăng cường đầu tư CSVC-KT cho giáo dục và đào tạo.

- Từng bước tham mưu với chính quyền địa phương và với các cấp quản lý giáo dục xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại.

- Hàng năm mua và làm bổ xung thiết bị đồ dùng dạy học

          - Có kế hoạch bảo quản, tu sửa kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, thất thoát; Bên cạnh đó chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản công. Quy trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách cụ thể, có biện pháp xử lý mạnh mẽ như: Bồi thường, thu hồi, xử lý hành chính... đối với những cán bộ giáo viên, nhân viên vi phạm.

           - Tham mưu với các cấp có thẩm quyền làm sân thể dục thể thao, xây mới phòng âm nhạc, phòng Mỹ thuật, Tin học, phòng chờ cho CBGV, sơn tường bao xung quanh trường.

          - Mua mới: Cột điện, Công tơ điện, đường dây điện từ đường trục chính đến các phòng học và các phòng khác trong nhà trường, lắp hệ thống camera ở các phòng học, các phòng chức năng. 

- Mua mới giá để các giỏ hoa đặt ở các vị trí thích hợp trong khu vực trường tạo cho môi trường Sư phạm sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn và có tính thẩm mỹ cao.

Phần thứ ba.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức phổ biến kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh của trường, các đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường; Đồng thời được đăng tải trên trang thông tin của nhà trường.

          2. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch, ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường. Điều chỉnh kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. Hàng năm, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tác nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch phát triển, chỉ đạo các bộ phận, tham mưu với Chi bộ chỉ đạo các đoàn thể thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm; Tất cả các hoạt động trong trường, hoạt động của từng cá nhân đều hướng đến việc thực hiện đạt mục tiêu Kế hoạch phát triển giáo dục của trường.

3. Phân công cụ thể:

3.1. Đối với Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; Thành lập Ban chỉ đạo, ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Xây dựng kế hoạch năm học phải bám sát các yêu cầu của kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường.

3.2. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện có tính khả thi cao.

3.3. Đối với tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận, đoàn thể:

Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, từng tổ trên cơ sở kế hoạch phát triển giáo dục 05 năm của nhà trường này; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên; Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

3.4. Đối với cá nhân cán bộ giáo viên, nhân viên:

Căn cứ kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kì, năm học; Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

3.5. Đối với  Ban đại diện Cha mẹ học sinh:

Tổ chức  triển khai  kế  hoạch  phát  triển  giáo  dục  05  năm  của nhà trường trong  các  buổi  họp  phụ huynh, thống  nhất quan  điểm  thực  hiện, hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động.

4. Lộ trình thực hiện

4.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2021 – 2022 (phấn đấu đạt các chỉ tiêu)

- Đội ngũ cán bộ quản lý: đầy đủ theo quy định (2 CBQL)

  - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đầy đủ theo Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 07 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

- 100% giáo viên bộ môn đạt trình độ đào tạo chuẩn.

- 100% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên.

- 90% cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính. .

- 100% cán bộ giáo viên có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch. 100 % số cán bộ giáo viên có trình độ Đại học .

-Học sinh tỷ lệ trẻ 6 tuổi đi học lớp 1 đúng độ tuổi đạt 100%.

- Tỷ lệ học sinh 6->14 tuổi đi học đạt 100%

- Tỉ lệ trẻ từ 11 – 14 tuổi HTCTTH đạt 100%.

- Không có học sinh bỏ học.

          - Học sinh hoàn thành CTTH đạt 100% . Học sinh chuyển lớp: 100%

          - Học sinh chưa đạt chuẩn KTKN: 0%.

          - Các năng lực đạt 100%; Các phẩm chất đạt 100%

- Hiệu quả đào tạo: đạt 100%

-Cơ sở vật chất: Nhà trường tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để tiếp tục bổ sung và đầu tư thêm CSVC như:  Đầu tư thiết bị nghe nhìn cho học sinh học ngoại ngữ, đầu tư đầy đủ 30 vi máy tính để bàn cho phòng tin học.

4.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2023 – 2025 và định hướng đến năm 2030phấn đấu đạt các chỉ tiêu:

a. Giáo viên:

  - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có đầy đủ theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học.

- 100% giáo viên bộ môn đạt trình độ đào tạo chuẩn

- 100% giáo viên đạt giáo viên giỏi từ cấp trường trở lên.

- 100% cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính.

- 100% CB-GV-NV có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch;

- 100% Tổ trưởng chuyên môn có trình độ Đại học.

b. Học sinh:

- Tỉ lệ trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%.

- Tỉ lệ trẻ từ 11 - 14 tuổi HTCTTH đạt 100%.

- Học sinh hoàn thành CTTH đạt 100%

- Học sinh chuyển lớp: 100%

- Học sinh chưa đạt chuẩn KTKN: 0%

- Các năng lực đạt 100%

- Các phẩm chất đạt: 100%

- Hiệu quả đào tạo: đạt 100% .

c. Cơ sở vật chất:

- Xây dựng môi trường sư phạm “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.

- Xây dựng và sử dụng tốt thư viện điện tử.

- Tham mưu với các cấp có thẩm quyền làm sân thể dục thể thao, xây mới phòng âm nhạc, phòng Mỹ thuật, Tin học, phòng chờ cho CBGV, sơn tường bao xung quanh trường.

          - Mua mới: Cột điện, Công tơ điện, đường dây điện từ đường trục chính đến các phòng học và các phòng khác trong nhà trường, lắp hệ thống camera ở các phòng học, các phòng chức năng. 

- Mua mới giá để các giỏ hoa đặt ở các vị trí thích hợp trong khu vực trường tạo cho môi trường Sư phạm sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn và có tính thẩm mỹ cao.

- Tiếp tục duy trì hòm thư chính thức tại địa chỉ: thtantrao.vixuyen@hagiang.edu.vn

- Trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng cấp độ 2 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.

Phần thứ tư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Đối với UBND huyện Vị Xuyên:

- Đầu tư nguồn vốn để làm sân thể dục thể thao, xây mới phòng âm nhạc, phòng Mỹ thuật, Tin học, phòng chờ cho CBGV, sơn tường bao xung quanh trường; Mua mới Cột điện, Công tơ điện, đường dây điện từ đường trục chính đến các phòng học và các phòng khác trong nhà trường, lắp hệ thống camera ở các phòng học, các phòng chức năng; Mua mới giá để các giỏ hoa đặt ở các vị trí thích hợp trong khu vực trường tạo cho môi trường Sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn và có tính thẩm mỹ cao.

- Trang bị cho nhà trường 20 bộ bàn ghế ở phòng Hội đồng, trang thiết bị dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 đầy đủ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Cấp ngân sách cho nhà trường đảm bảo đáp ứng đầy đủ cho công tác dạy và học.

2. Đối với phòng giáo dục và đào tạo Vị Xuyên.

- Tiếp tục mở các buổi Hội thảo và chuyên môn để giúp Nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học; Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo huyện về trang thiết bị dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 đầy đủ, về vị trí việc làm đảm bảo để phân bổ nguồn ngân sách cho trường theo đúng quy định của Nhà nước.     

3. Đối với UBND xã Phú LinhLinh:Sửa chữa cơ sở vật chấthàng năm cho Nhà trường. Tuyên truyền,động viên nhân dân quan tâm đến công tác giáo dục và chung tay cùng Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

Trên đây là Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030 của trường Tiểu họcTân Trào./.

 

* Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (B/c);

- ĐU- UBND xã ( B/c);

- Chi bộ;

- BGH, TCM, GV-NV: (T/h)

- Lưu: NT

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Nông Thị Thính

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Đức Kim

Tin khác